Những gì còn quan sát được ngày nay SN 1006

Hình siêu tân tinh 1006 trong tia X chụp bởi vệ tinh ASCA của NASA

Những gì còn lại của siêu tân tinh mà ta thấy ngày nay là một tinh vân hình vỏ cầu bị méo mờ nhạt, được khám phá lại nhờ thiên văn học radio. Năm 1965, Douglas K. MilneF. F. Gardner tìm thấy một vỏ cầu đang nở có kích thước 30 arcsec trong vùng phổ radio gần Beta Lupi, và năm 1976, hình ảnh tia Xquang học được quan sát. Các số liệu đo được hiện nay cho thấy siêu tân tinh cách chúng ta 2.2 kilôparsec, có đường kính khoảng 20 parsec, nở ra với tốc độ 2.800 km/s. Nó được đặt tên PKS 1459-41 trong mọi vùng phổ quan sát. Tuy nhiên, pulsar hay hố đen vẫn chưa được tìm thấy tại tâm của siêu tân tinh này.